Văn hóa Việt Nam có một câu nói thế này, “Tiền đẻ ra tiền.” Và trùng hợp làm sao khi  điều này thể hiện rất rõ bản chất của việc farm và đầu tư vào lĩnh vực tiền điện tử. Tuy nhiên, mỗi ngày đều luôn có những người mới tham gia vào thị trường crypto, và họ sẽ không thể hiểu hoặc có rất ít kiến thức về khái niệm farming.

Bài viết "Farming 101: Liquidity Pools" trong loạt bài Farming 101 chính là bước đệm để chúng tôi mở ra cả một chuyên mục mới nhằm giúp cho tất cả mọi người trong cộng đồng có thêm kiến thức về thế giới crypto. Trong số mới nhất này, chúng ta sẽ cùng có cái nhìn sâu hơn về việc farming và những định nghĩa khác xung quanh việc farm. Farming sẽ giúp củng cố sự ổn định và tiếp thêm nội lực cho pool thanh khoản - trụ cột mới của DeFi trong quá trình chuyển đổi sang sử dụng DEX.

Gần đây, KardiaChain đã giới thiệu một số dự án farm cho cộng đồng, điển hình như DeFiLy và BecoSwap, mang đến cơ hội kiếm được lợi nhuận cao cho những người yêu KAI. Cho nên, hãy cùng nhau ngồi lại và tìm hiểu về khái niệm cơ bản của việc farm yield và đạt kết quả cao nhất nhất trong Mùa hè DeFi #DeFiSummer này trên hành trình cùng KardiaChain nhé.


Định nghĩa về Field Farming

Yield farming, hoặc liquidity mining, là quá trình lock tài sản tiền điện tử của bạn với tư cách là nhà cung cấp thanh khoản trên các sàn giao dịch phi tập trung để thu lợi nhuận phí giao dịch và phần thưởng. Mặc dù định nghĩa về stake và farm có sự giống nhau, nhưng thật ra đây là hai quy trình hoàn toàn khác biệt. Chúng ta sẽ bàn về điều này trong một bài viết khác nhé.

Lịch sử của Yield Farming

Có nhiều ý kiến ​​khác nhau về thời điểm Yield Farming ra đời. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nó bắt đầu vào năm 2018 khi FCoin - một sàn giao dịch hiện không còn tồn tại của Trung Quốc - bắt đầu thưởng cho những người giao dịch bằng tiền điện tử. Nhóm FCoin đã phát minh ra mô hình khai thác phí giao dịch. Tựu trung, nền tảng này sẽ trả lại phí giao dịch của người dùng bằng token FT. FCoin cũng phân phối 80% doanh thu của mình cho những người giao dịch mỗi ngày, mang lại cho họ số tiền tương ứng với số lượng token FT được nắm giữ.

Việc farm đã trở nên phổ biến hơn gần đây nhờ vào giao thức Compound và các token tiền điện tử liên quan được gọi là cToken. Compound xuất hiện trên thị trường tiền điện tử vào năm 2017, nhưng mọi người chỉ bắt đầu nhận được token vào tháng 6 năm 2020. Từ đó, farming đã trở thành chủ đề nóng hổi với các nhà đầu tư tiền điện tử.

Hãy bắt đầu với những con số thống kê đơn giản. Vào năm 2020, thị trường DeFi cho đến nay đang tăng trưởng với tốc độ 150% về tổng giá trị được lock (TVL) theo đồng dollar. Để so sánh, vốn hóa thị trường tiền điện tử cho đến nay chỉ tăng với tốc độ 37%.

TVL trong DeFi, bao gồm cả Yield Farming kể từ ngày 8 tháng 9 năm 2020. Nguồn: Defi Pulse

TVL trong DeFi, bao gồm cả Yield Farming trong vòng một năm (cho đến tháng 5 năm 2021). Nguồn: Defi Pulse

Tổng giá trị được lock (TVL) là gì?

Nói một cách đơn giản, tổng giá trị lock đại diện cho giá trị của tất cả các tài sản được lock trong một giao thức cụ thể. Giá trị này không đại diện cho số dư nợ, mà là tổng lượng cung ứng cơ bản đang được bảo đảm hoàn toàn bằng một ứng dụng DeFi cụ thể.

TVL là một số liệu được sử dụng để đo lường sức khỏe tài chính của ứng dụng DeFi.

Một trong những cách dễ nhất áp dụng tỷ lệ TVL là xác định xem nền tảng DeFi đó có bị định giá thấp hay quá cao không.

Để tính tỷ lệ TVL, ta lấy tổng vốn hóa thị trường ( tính bằng cách nhân nguồn cung lưu hành hiện tại với giá hiện tại) chia cho tổng TVL của nền tảng DeFi. Thông thường nó được định giá thấp trong hầu hết các trường hợp dưới 1 và ngược lại.

Yield Farming hoạt động như thế nào?

Yield Farming có liên quan chặt chẽ đến cơ chế tạo lập thị trường tự động (AMM). Đây chính là “đường dây tơ hồng” gắn kết các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers - LP) và các pool thanh khoản (Liquidity Pools).

Các nhà cung cấp thanh khoản gửi tiền vào một pool thanh khoản làm nguồng cung cấp thanh khoản cho thị trường. Người dùng có thể cho vay, mượn hoặc giao dịch tokens từ pool này. Việc sử dụng các nền tảng sẽ phát sinh phí, phí này sẽ được trả cho các nhà cung cấp thanh khoản theo tỷ lệ phần đóng góp của họ trong nhóm thanh khoản. Đây chính là quá trình cơ bản tạo nên nền tảng của AMM. 

Ngoài phí ra, một động lực khác để các nhà cung cấp thanh khoản gửi tiền vào pool thanh khoản là để phân phối tokens. Ví dụ: token có thể được tích lũy bằng cách cung cấp thanh khoản cho một pool cụ thể. Các nhà cung cấp thanh khoản nhận được lợi nhuận dựa trên số lượng thanh khoản mà họ đang cung cấp.

Lợi nhuận Yield Farming được tính như thế nào?

Thông thường,người ta sẽ ước tính lợi nhuận từ farming mà bạn có thể nhận được trong thời gian một năm.

APR / APY

Một số chỉ số thường được sử dụng là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận hàng năm (APR) và Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận KÉP hàng năm (APY). Sự khác biệt giữa chúng là APR không tính đến ảnh hưởng của lãi kép, trong khi APY thì có. Lãi kép, trong trường hợp này, có nghĩa là trực tiếp tái đầu tư lợi nhuận để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Ví dụ cụ thể với tình huống sau: Bạn có 100 BTC và bạn đã tìm thấy hai chương trình cho vay có vẻ phù hợp.

  • Lựa chọn A -  10%  APR nếu bạn khóa BTC của mình trong một năm với 52 kỳ trong năm (hàng tuần).
  • Lựa chọn B - 10% APY nếu bạn khóa BTC của mình trong một năm với 52 kỳ trong năm (hàng tuần).

Kết quả cho ra sẽ khác nhau:

  • Lựa chọn A - Tùy chọn cho vay này sẽ trả lại 110 BTC sau một năm.
  • Lựa chọn B - Tùy chọn cho vay này sẽ trả lại 110,51 BTC sau một năm.

Lý do lựa chọn B tốt hơn là APY đã tái đầu tư lãi suất đã trả trong các kỳ trước.

Rủi ro

Việc Yield Farming có thể vô cùng phức tạp và mang lại rủi ro tài chính đáng kể. Khi farm thường phải chịu phí gas Ethereum cao và chỉ đáng đầu tư nếu bạn có một nguồn vốn lớn. Người dùng cũng phải đối mặt với những rủi ro khác như mất mát vô thường và trượt giá khi thị trường biến động. CoinMarketCap có trang xếp hạng Yield Farming, đây là một công cụ tính toán các tổn thất vô thường, để giúp bạn phát hiện rủi ro của mình - CoinMarketCap cũng có một trang theo dõi giá của các token Farming hàng đầu.

Vì bản chất của blockchain là bất biến, tổn thất DeFi là vĩnh viễn và thường không thể hoàn tác. Do đó, người dùng nên tự làm quen với những rủi ro trong Yield Farming và tiến hành nghiên cứu kỹ dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Smart contract bugs / hacked

Đáng chú ý nhất, Yield Farming dễ bị hack và gian lận do các lỗ hổng trong hợp đồng thông minh của các giao thức Defi. Những lỗi này có thể xảy ra do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các giao thức Defi, nơi mà thời gian là vàng, các hợp đồng và tính năng mới thường không được kiểm tra hoặc thậm chí sao chép từ những dự án đi trước hoặc đối thủ cạnh tranh.

Rug pulling

Đã có sự gia tăng rủi ro trong các giao khi có nhiều nhà phát hành token meme với tên dựa trên động vật và trái cây, mang lại lợi nhuận APY khủng. Chúng tôi khuyên bạn nên cẩn thận khi đầu tư vào các token này, vì code của chúng phần lớn chưa được kiểm tra và lợi nhuận thường có rủi ro thanh lý đột ngột do biến động giá. Ngoài ra, có khá nhiều các nhóm thanh khoản là lừa đảo với phương thức phức tạp dẫn đến hiện tượng "Rug pulling", đó là khi nhà phát hành token rút toàn bộ thanh khoản khỏi nhóm và lấy tiền mặt bỏ trốn.

Sau khi một số lượng đáng kể các nhà đầu tư tin tưởng, trao đổi KAI của họ lấy token được niêm yết. Nhà phát hành sau đó sẽ rút mọi thứ khỏi nhóm thanh khoản. Thanh khoản không đủ làm cho giá của token dễ dàng bị đẩy về 0. Dấu hiệu phổ biến của những kẻ tạo Rug Pull này là tạo ra một sự cường điệu dồn dập cho dự án các nền tảng truyền thông xã hội và ban đầu bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào nhóm thanh khoản của họ để nuôi dưỡng lòng tin của nhà đầu tư.

Rug pulling là một hành động độc hại cần phải bài trừ trong thế giới tiền điện tử, nơi các nhà phát triển tiền điện tử từ bỏ một dự án và chạy trốn với tiền của các nhà đầu tư. Việc rug pull thường xảy ra trong hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi), nơi các cá nhân xấu tạo token và niêm yết nó trên DEX, sau đó ghép cặp nó với một loại tiền điện tử nền tảng ETH, BNB, KAI, ... hoặc bất kỳ đồng stable coin nào.

Lưu ý rằng các sàn giao dịch phi tập trung có các thuật toán để xác định giá của các mã thông báo trong một nhóm thanh khoản tùy thuộc vào số dư có sẵn. Do đó, để đảm bảo bạn không trở thành nạn nhân của một vụ kéo thảm, hãy kiểm tra tính thanh khoản trong một pool. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên. Bạn cũng nên kiểm tra xem nhóm thanh khoản đó có được khóa hay không. Hầu hết các dự án lớn, danh tiếng đều khóa thanh khoản tích lũy trong một thời gian nhất định.

Tổn thất vĩnh viễn

Trước khi bạn muốn tham gia cấp thanh khoản cho nhóm thanh khoản, điều quan trọng là phải nhấn mạnh tác động của tổn thất vô thường.

Như đã đề cập trong bài viết trước về pool thanh khoản, tổn thất vĩnh viễn mô tả việc mất tiền tạm thời mà các nhà cung cấp thanh khoản đôi khi gặp phải do sự biến động trong một cặp giao dịch. Điều này cũng minh họa các nhà đầu tư sẽ có thêm bao nhiêu tiền nếu họ chỉ giữ tài sản của mình thay vì cung tính thanh khoản.

Giả sử bạn có 50$ KAI và 50$ ETH, tổng cộng là 100$. Nếu bạn gửi token của mình vào nhóm thanh khoản 50/50, bạn sẽ có tỷ lệ mã thông báo 50 KAI (1$) và 0,025 ETH (2000$). Sau khi gửi các token của bạn vào nhóm, tỷ lệ và giá của các mã thông báo thay đổi - do sự biến động của thị trường và giao dịch. Điều này dẫn đến việc tại bất kỳ thời điểm nào, có thể có nhiều KAI hơn ETH trong các nhóm (hoặc nhiều ETH hơn KAI).

Nếu bạn quyết định rút token của mình khỏi nhóm, bạn có thể nhận được nhiều KAI hơn ETH (hoặc ngược lại). Ví dụ: bạn nhận được 40 KAI và 0,030 ETH - Và giá KAI / KUSD-T đã tăng lên - Khoản lỗ vô thường của bạn đã trở thành vĩnh viễn.

Ví dụ vể việc nơi cấp thanh khoản được so sánh với HODLing. Giả sử bạn bắt đầu với cùng một tỷ lệ token như đã đề cập trước đây và KAI đã tăng thêm 0,2$ > 1,2$:

Trong một nhóm thanh khoản mà tỷ lệ KAI so với ETH đã thay đổi thành: (40 KAI * 1,2$ = 48$) + (0,03 ETH * 2000$ = 60$) = 108$

Nếu bạn HODLED: (50 KAI * 1,2$ = 60$) + (0,025 ETH * 2000$ = 50$) = 110$

Theo tính toán, bạn sẽ kiếm được thêm 2$ nếu HODLing.

Chiến lược

Khi bạn tham gia vào farming, bạn phải giảm thiểu rủi ro càng nhiều càng tốt. Sau đây là một số điều nên làm:

  1. Luôn sử dụng đồng tiền nền tảng của blockchain network (KAI, BNB, ETH, ...) hoặc stablecoin (KUSD-T, USDT, USDC, ...) khi bắt đầu farm các token mới. Bạn không nên mua các token mới vào thời điểm mở bán vì nhóm thanh khoản nhỏ tại thời điểm đó có thể khiến bạn phải mua với giá rất cao.
  2. Sau khi bạn nhận được token từ lợi nhuận, bạn có thể tái đầu tư farming trong một pool đơn (chỉ farm 1 token) để tối đa hóa lợi nhuận.
  3. Tính toán rủi ro nếu bạn muốn farm một pool ghép cặp chẳng hạn như (token A - KAI) hoặc (tokeno A - stable coin). Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn bạn đến tổn thất vĩnh viễn hoặc Rug pulling.
  4. Bạn nên rút hết quỹ vốn gốc và để lại tiền lãi để tái sinh lợi nhuận nhiều hơn. Điều đó sẽ giảm thiểu rủi ro của bạn và bảo vệ quỹ của bạn khỏi những tình huống xấu không thể lường trước.

Leave Comment