Thường khi tham gia vào những sàn giao dịch phi tập trung, người dùng sẽ có sự chú ý cao đến với việc mức giá của token như thế nào để đưa ra những quyết định nạp/rút và mua/bán. Thếnên không nhiều người chú ý đến sự quan trọng của các pool thanh khoản (liquidity pool). Hôm nay mọi người hãy cùng Đội ngũ KardiaChain tìm hiểu kỹ hơn về những khái niệm trong việc farm để có thể đạt được những giá trị tốt nhất cùng với KardiaChain và KAIDEX trong một Mùa hè DeFi thật sôi động nhé.

Định nghĩa pool thanh khoản

Pool thanh khoản là một tập hợp các khoản tiền được khóa trong một hợp đồng thông minh. Pool thanh khoản được sử dụng để tạo điều kiện cho các giao dịch phi tập trung, cho vay và nhiều chức năng khác.

Có thể xem các pool thanh khoản là xương sống của nhiều sàn giao dịch phi tập trung (DEX), chẳng hạn như KAIDEX. Người dùng được gọi là nhà cung cấp thanh khoản (LP - Liquidity Providers). Khi cung cấp hai loại token có tổng giá trị bằng nhau trong một pool để tạo thị trường. Phần thưởng cho việc cung cấp thị trường của họ chính là phí giao dịch từ các giao dịch được thực hiện trong pool. Vì bất kỳ ai cũng có thể là nhà cung cấp thanh khoản, cơ chế AMM (auto market maker - cơ chế tạo lập thị trường tự động) đã làm cho việc tiếp cận thị trường trở nên dễ dàng hơn.

Cách thức hoạt động của các pool thanh khoản

AMM - cơ chế tạo lập thị trường tự động đã thay đổi toàn bộ trải nghiệm DeDi. Đây là một sự đổi mới đáng kể khi cho phép giao dịch trên BlockChain mà không cần sử dụng cơ chế sổ lệnh (cơ chế khi có lệnh bán khớp lệnh mua thì giao dịch được thực hiện). Vì không cần đối tác trực tiếp để thực hiện giao dịch, các nhà giao dịch trên sàn phi tập trung (DEX) có thể liên tục thay đổi vị thế mua / bán trên các cặp token mà không phải lo về khả năng thanh khoản kém trên các sàn giao dịch sử dụng cơ chế sổ lệnh như sàn tập trung (CEX).

Khi thực hiện giao dịch trên AMM, bạn không có đối tác theo nghĩa truyền thống. Thay vào đó, bạn đang thực hiện giao dịch tự động với thanh khoản trong pool thanh khoản. Đối với người mua để mua, không cần phải có người bán tại thời điểm cụ thể đó, chỉ cần có đủ thanh khoản trong pool. Ví dụ: giao dịch trên KAIDEX là ngang hàng vì các giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các ví của người dùng thông qua pool thanh khoản.

Dựa trên tính thanh khoản được cung cấp cho một pool, nhà cung cấp thanh khoản nhận được các token được gọi là token LP tương ứng với mức độ thanh khoản mà họ cung cấp cho pool. Khoản phí giao dịch 0,25% (KAIDEX) được phân bổ theo tỷ lệ đóng góp pool cho tất cả nhà cung cấp thanh khoản sở hữu token LP khi có giao dịch xảy ra trong pool.

Bằng cách sử dụng thuật toán giá xác định, bất kỳ giao dịch mua / bán token nào trong pool thanh khoản đều dẫn đến sự thay đổi giá của token. Quá trình này còn được gọi là cơ chế tạo lập thị trường tự động (AMM).

Số lượng của 2 token được cung cấp vào pool vẫn giữ nguyên mặc dù giá của token A/B của pool thay đổi. Ngoài ra, pool luôn luôn có tính thanh khoản bất kể giao dịch lớn đến mức nào. Cơ chế là khi số tiền giao dịch tăng lên, thuật toán sẽ tăng giá của token theo tỷ lệ thanh khoản có trong pool, từ đó sinh ra khái niệm trượt giá.

Những ví dụ về các pool thanh khoản hàng đầu

UniSwap

Uniswap là một giao thức trao đổi phi tập trung hoặc có thể hiểu như giao thức tạo lập thị trường tự động hoạt động trên nền tảng Ethereum (ERC-20), với chức năng chính là hoán đổi các token ERC-20 thông qua các Pool thanh khoản. Uniswap là ứng dụng phi tập trung được sử dụng rộng rãi bậc nhất trên thế giới.

Đối với Uniswap, công thức được sử dụng là:

X * Y = K

X là số lượng token A

Y là số lượng ETH

K là giá trị Pool.

Khi nhìn vào phương trình kể trên, người dùng có thể nhận thấy ít nhất hai trường hợp thay đổi về mặt giá trị của từng số liệu là như sau:

  • A/ Trường hợp giá trị K  (giá trị của pool) thay đổi như những khí có người cung cấp thêm thanh khoản vào pool, khi đó giá trị X hoặc Y sẽ thay đổi. Tuy nhiên nếu tỉ lệ X và Y thay đổi tỉ lệ thuận (cùng tăng hoặc cùng giảm), giá của token A và B sẽ không có sự đổi hoặc sự thay đổi trên là không quá đáng kể.
  • B/ Trường hợp giá trị K giữ nguyên, nhưng giá trị X và Y có sự thay đổi, khi đó giá trị token A và B phải thay đổi tùy thuộc vào biên độ thay đổi của X và Y.

KAI liquidity pools

KAIDEX được xây dựng trên KardiaChain và nó được thiết kế đặc biệt để giao dịch nhanh và rẻ. Trên KAIDEX, bạn có thể giao dịch mã thông báo giữa các mạng khác mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Ngay cả khi đó là ERC20, BEP20,…

Pool thanh khoản kép của KAIDEX có khả năng bảo vệ người dùng khỏi các giao dịch thất bại, các cuộc tấn công lệnh kẹp kép (sandwich attack) và các bot chạy trước trong khi vẫn duy trì độ trượt giá thấp với cơ chế định tuyến tự tối ưu hóa. Những lợi thế này sẽ mang đến cho người dùng trải nghiệm liền mạch trong khi giao dịch hoặc cung cấp tính thanh khoản. Nó sẽ được phát hành đầy đủ trong KAIDEX V2 sắp tới với lệnh đặt giới hạn.

Tổn thất vĩnh viễn

Trước khi bạn muốn tham gia cấp thanh khoản cho pool, điều quan trọng là bạn phải lường trước tác động của các khoản lỗ vô thường.

Tổn thất vĩnh viễn mô tả việc mất tiền tạm thời mà các nhà cung cấp thanh khoản đôi khi gặp phải do sự biến động trong một cặp giao dịch. Điều này cũng minh họa rằng các nhà cung cấp thanh khoản sẽ có thêm bao nhiêu tiền nếu họ chỉ nắm giữ tài sản của mình thay vì cung cấp tính thanh khoản.

Giả sử bạn có $50 ETH và $50 SUSHI, tổng cộng là 100$. Nếu bạn gửi token của mình vào pool thanh khoản 50:50, bạn sẽ có tỷ lệ là 0,024 ETH ($2104) và 3,27 SUSHI ($15.28). Sau khi gửi các token của bạn vào pool, tỷ lệ và giá của các token thay đổi - Điều này là do sự biến động của thị trường và giao dịch. Dẫn đến việc tại một thời điểm nhất định có thể có nhiều ETH hơn SUSHI trong pool (hoặc nhiều SUSHI hơn ETH).

Nếu bạn quyết định rút token của mình khỏi pool, bạn có thể nhận được nhiều ETH hơn SUSHI (hoặc ngược lại). Ví dụ: bạn nhận được 0,015 ETH và 4,47 SUSHI, và giá ETH đã tăng lên thì khi đó khoản lỗ vô thường của bạn đã trở thành vĩnh viễn.

Chỉ cần nhìn vào ví dụ sau, trường hợp so sánh cung cấp pool thanh khoản với hold token. Giả sử bạn bắt đầu với cùng một tỷ lệ token như đã đề cập ở trên và ETH đã tăng giá lên 2304$:

Trong một pool thanh khoản mà tỷ lệ SUSHI so với ETH đã thay đổi thành: (4,47 SUSHI * $15,28 = $68,31) + (0,015 ETH * $2304 = $34,46) = $102,87

Nếu bạn hold token: (3,27 SUSHI * $15,28 = 50$) + (0,024 ETH * $2304 = $55,30) = $105,30

Theo tính toán, lợi nhuận của bạn sẽ là $2,53 nếu hold token so với cấp thanh khoản cho pool.

Lời kết

Pool thanh khoản cung cấp một nền tảng thân thiện cho người dùng. Bất kỳ người dùng nào cũng có thể tham gia vào các pool thanh khoản mà không hề có bất kì điều kiện ràng buộc nào. Trong hệ sinh thái DeFi, các pool thanh khoản đóng một vai trò thiết yếu giúp cho thanh khoản luôn được đảm bảo. Điều đó làm cho DeFi chính là tương lai của các nền tảng giao dịch.

Leave Comment