Thị trường vĩ mô
BTC future ETF và BTC đã đạt ATH mới ở mức trên $66,000
- Quỹ ETF tương lai BTC đã đạt khối lượng giao dịch hơn $1 tỷ đô la trong ngày giao dịch đầu tiên. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư vào tiền điện tử của các nhà đầu tư truyền thống là rất lớn. Quỹ ETF tương lai BTC cho phép mọi người trích tiền từ quỹ hưu trí (401k) để đầu tư gián tiếp vào Bitcoin thông qua quỹ ETF; lợi ích của việc này là hầu hết khoản tiền hưu trí 401k được miễn thuế. Do đó quỹ ETF tương lai BTC sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho các nhà đầu tư. Ví dụ: nếu thu nhập hàng năm của bạn là $60,000 đô la và bạn đóng góp $10,000 đô la vào quỹ 401k, bạn sẽ chỉ trả thuế thu nhập cho $50,000 đô la. Với ETF tương lai BTC, bạn có thể đầu tư $10,000 đô la đó vào ETF tương lai Bitcoin, Bitcoin có lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với các cổ phiếu truyền thống.
- ETF của ProShares sử dụng hợp đồng tương lai được cung cấp bởi CME. Do đó, ProShares không đầu tư một cách trực tiếp vào Bitcoin. Về mặt lý thuyết, ETF không phải là Bitcoin và sẽ không làm tăng nhu cầu muốn sở hữu Bitcoin. Tuy nhiên nhu cầu sở hữu Bitcoin có thể tăng do các nhà đầu tư mua Bitcoin để “hedge” rủi ro của BTC future ETF. Việc ra Quỹ ETF tương lai BTC ra mắt chỉ là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá của Bitcoin. Một số nguyên nhân khác được phân tích trong báo cáo của Galaxy Digital Research. Một số ý chính bao gồm:
- Bitcoin trở thành tài sản ưa thích của nhiều nhà đầu tư nhằm chống lại việc lạm phát đang tăng cao tại nhiều quốc gia. Khi lạm phát tăng, giá của BTC cũng cũng tăng theo, và BTC gần như có sự tương quan hoàn hảo với lạm phát.
- Vốn đầu tư đổ trở về với Bitcoin sau khi chảy qua DeFi, Alt coins và NFT. Sau khi giá của BTC lên trên $60,000 hồi tháng 4, thì có rất nhiều nhà đầu tư chốt lợi nhuận. Họ đem lợi nhuận này đầu tư vào Defi, altcoins và NFT. Sau khi rất nhiều altcoins như SOL, AVAX và LUNA đạt đỉnh vào tháng 9 thì vòng quay vốn bắt đầu trở lại Bitcoin. Bằng chứng rõ ràng cho việc vốn trở về lại Bitcoin là sự tăng trưởng trở lại của Bitcoin dominance.
- Trong tương lai, sẽ có thêm nhiều quỹ Bitcoin ETF được ra mắt. Gần đây nhất là quỹ Valkyrie Bitcoin Strategy ETF (với Justin Sun là cổ đông chính) đã ra mắt vào ngày 22 tháng 10. Tuy nhiên không giống như kỳ vọng của Quỹ ETF tương lai BTC của Proshares, giá của Valkyrie Bitcoin Strategy ETF giảm vào ngày đầu ra mắt. Tình hình hiện tại khá giống với hồi tháng 4 khi thị trường mong chờ vào màn IPO của Coinbase và giá của Bitcoin đã đạt $60,000. Tuy nhiên sau đó, các tin tức không hay từ thị trường Trung Quốc đã khiến cho giá của BTC giảm mạnh. Do đó chúng ta không thể đoán trước được tương lai của thị trường là như thế nào.
Facebook cho ra mắt ví điện tử Novi và tương lai của Facebook metaverse
- Facebook vừa cho ra mắt ví điện tử Novi cho phép người dùng chuyển USDP (một dạng stablecoin) cho nhau. Coinbase sẽ là công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ cho USDP. Hiện tại, Novi chỉ hỗ trợ cho người dùng ở Mỹ và Guatemala.
- Tuy nhiên chỉ vài giờ sau khi Facebook đưa ra thông báo này, có nhiều thượng nghị sĩ đã lên tiếng phản đối điều này. Bởi Novi wallet vốn được thiết kế để sử dụng cho Diem (tên trước đó của nó là Libra), Diem là đồng stable currency được phát triển bởi Facebook. Tuy nhiên Diem gặp phải rất nhiều sự phản đối từ các cơ quan quản lý và chính phủ của nhiều nước, thế nên sau một thời gian dài Diem vẫn không được ra mắt. Các thượng nghị sĩ có cùng quan ngại đối với ví Novi của Facebook. Họ lo lắng về quyền lực độc quyền của Facebook, do Facebook sở hữu một lượng người dùng quá lớn trên toàn thế giới. Nếu người dùng Facebook có thể thanh toán ngay lập tức từ bất kỳ đâu trên thế giới, họ không cần sử dụng bất kỳ dịch vụ chuyển tiền truyền thống nữa (các dịch vụ do ngân hàng cung cấp và do ngân hàng quốc gia kiểm soát), do đó việc kiểm soát các hoạt động chuyển tiền xuyên quốc gia sẽ trở nên khó khăn.
- Thêm vào đó, không giống như các đồng tiền điện tử phi tập trung, tiền điện tử và ví của Novi do Facebook quản lý, điều này khiến cho Facebook có nhiều quyền lực đối với người dùng của họ. Đặt biệt là trong thời gian gần đầy, Facebook gặp rất nhiều tai tiếng liên quan đến việc bảo mật thông tin người dùng, và đưa các thông tin tiêu cực mang tính kích động các tư tưởng cực đoan đến người dùng nếu như các thông tin này làm người dùng dành nhiều thời gian hơn trên Facebook.
- Với mong muốn phát triển Metaverse riêng của mình, Facebook lên kế hoạch đổi tên công ty. Cái tên mới của công ty sẽ phản ánh được mục tiêu tương lai của công ty là phát triển Metaverse, thay vì là một công ty mạng xã hội. Việc cho ra mắt ví điện tử Novi là bước đầu trong kế hoạch xây dựng Metaverse của Facebook. Thêm vào đó, việc đổi tên có thể là một động thái muốn thay đổi hình ảnh của công ty nhằm thoát khỏi những vụ lùm xùm liên quan đến Facebook.
Smart Contract Platform
-
Terra
Vào ngày 16 tháng 10, Terra thông báo họ sẽ hợp tác với Abracadabra để tạo đòn bẩy cho UST và MIM. UST là algorithmic stablecoin được phát triển bới Terra, và MIM là tiền điện tử thế chấp với mô hình tương tự như MakerDAO’s DAI. MIN cho phép người dùng thế chấp nhiều loại tiền điện tử khác nhau để vay MIM. Sự hợp tác giữa Terra và Abracadabra đồng nghĩa với việc người dùng sẽ ít phụ thuộc hơn vào các đồng stablecoin như USDT, USDC hay BUSD.
Terra sẽ sớm kết nối với hệ sinh thái Cosmos. Việc đưa stablecoin UST vào hệ sinh thái Cosmos sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của các dự án DeFi trong hệ sinh thái này. Stablecoin được xem là nền tảng cho sự phát triển của các dự án DeFi. Cùng với sự phát triển của DeFi trong hệ sinh thái Terra, tổng lượng cung của UST đã tăng lên $2 triệu đô-la. Việc đưa UST vào Cosmos sẽ tạo ra nhiều trường hợp sử dụng hơn cho UST, cũng như cung cấp một đồng stablecoin cho các ứng dụng trên Cosmos. Thêm vào đó, thông qua Wormhole bridge, người dùng có thể chuyển UST từ Terra qua hệ sinh thái Solana.
DeFi
-
DeFi 2.0
Làn sóng DeFi bắt đầu lần đầu tiên vào năm 2020 với khái niệm yield farming, hay còn gọi là cho thuê thanh khoản. Mô hình cho thuê thanh khoản khuyến khích các nhà đầu tư cung cấp thanh khoản bằng cách trả lãi hằng năm (APR, APY). Tuy nhiên mô hình này có một vấn đề đó là khi tiền lãi hằng năm giảm và không còn thu hút các nhà đầu tư, thì các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển qua giao thức khác có lãi suất cao hơn. Do đó thanh khoản trở nên không ổn định. Một mô hình thanh khoản mới được đề cử để giải quyết vấn đề này là mô hình “giao thức sở hữu thanh khoản” hay còn gọi là “thanh khoản được kiểm soát bởi giao thức” (protocol controlled value - PCV). PCV trở thành ý tưởng trung tâm của DeFi 2.0. Với mô hình thanh khoản sở hữu giao thức, người dùng sẽ được đảm bảo đủ tính thanh khoản. Mô hình này tạo ra doanh thu cho giao thức thông qua phí giao dịch và lợi nhuận từ yield farming.
-
Olympus DAO
Olympus DAO là một mô hình “Tổ chức tự trị phi tập trung mới”. Olympus là một giao thức chịu trách nhiệm về việc phát hành và quản lý tài sản ổn định tự do (free-floating stable asset) sử dụng thuật toán. Token của Olympus DAO là OHM. OHM được gắn (peg) với bất kỳ loại tiền tệ nào nhưng được hỗ trợ (back) bởi các tài sản được giữ trong kho bạc của DAO mà chủ yếu là DAI. Kể từ khi ra mắt, Olympus DAO đã tích lũy được hơn 400 triệu đô la tài sản vào kho bạc và vốn hóa thị trường của nó đạt hơn $3 tỷ đô-la.
Mỗi token OHM được in ra được “back” bởi $1 giá trị tài sản. Ban đầu tài sản dự trữ của Olympus DAO chỉ có DAI, tuy nhiên sau đó phần tài thế chấp này đã mở rộng sang nhiều tài sản khác bao gồm FRAX, và OHM-DAI LP từ SushiSwap và Uniswap.Vì OHM không được peg với bất kì tiền tệ nào, giá trị của OHM thay đổi tùy vào sự định giá của thị trường và giá trị của tài sản “back” nó. Do đó, OHM là “tài sản phi rủi ro” (risk free value -RFV) bởi giá trị thấp nhất của OHM là giá trị của tài sản “back” nó và là $1.
Hiện tại, giá OHM đang ở mức $984.22 đô la, với lượng cung hiện tại là 2,990,619 token và vốn hóa thị trường là 2,942,874,704 đô la. RFV của kho bạc là 129,408,776 đô la (chỉ tính các stablecoin: LUSD, DAI và FRAX), có nghĩa là OHM đang giao dịch ở mức cao hơn 43.60 lần giá trị RFV của nó. OHM đang được mua bán ở mức giá cao hơn nhiều so với giá trị thật của nó. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu sở hữu OHM là rất lớn bởi người dùng hy vọng trong tương lai họ sẽ được chia sẻ lợi nhuận cao từ OHM. Thêm vào đó, vì OHM chỉ yêu cầu $1 thế chấp tài sản do đó một số lượng lớn OHM có thể được in ra trong tương lai.
OlympusDAO vs. Olympus Pro
- Olympus DAO là một giao thức tiền tệ dự trữ phi tập trung với token OHM.
- Olympus Pro là nền tảng cung cấp dịch vụ “giao thức sở hữu thanh khoản” cho các dự án tài chính.
Hai cơ chế của Olympus DAO là Bond và Stake.
- Staking: OHM được stake để tạo ra OHM mới. Sau khi stake, các nhà đầu tư sẽ nhận được token sOHM, và 90% lợi nhuận từ tài sản trong kho bạc của Olympus DAO. Hiện tại, mức lãi suất hằng năm tại Olympus DAO là 8,345.3% với thời gian trả lãi là 8 giờ một lần.
- Bonding của Olympus DAO được hiểu là quá trình bán tài sản cho Olympus và được trả bằng OHM với giá thấp hơn giá trị trường. Thời gian vesting là năm ngày.
- Bonds cho phép giao thức tích lũy tài sản và tăng tài sản lưu trữ trong kho bạc. Bonding là chiến lược đầu tư chủ động ngắn hạn. Giá trị của bond thay đổi tùy theo nhu cầu của thị trường. Bond bắt đầu tại một mức giá nhất định và giảm dần cho đến khi có người mua bond, và giá trị của bond sẽ tăng trở lại.
- Khi ROI dương: Người dùng bán bond và được nhận OHM với giá thấp hơn giá thị trường.
- Khi ROI âm: Khi có quá nhiều người mua bond, ROI của bond sẽ trở thành âm, nghĩa là nhà đầu tư sẽ mua OHM với giá cao hơn giá thị trường. Do đó, chỉ đầu tư vào các bond có ROI dương.